Nhà báo Phạm Gia Hiền: Đề Văn năm nay xứng đáng để dư luận cả nước phân tích - Đời sống Việt Nam chuyên mục giao thông

Đời sống Việt Nam chuyên mục giao thông

Cập nhật xuyên suốt 24h những thông tin về tai nạn giao thông trong nước

Blogroll

test banner

Post Top Ad

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Nhà báo Phạm Gia Hiền: Đề Văn năm nay xứng đáng để dư luận cả nước phân tích

Theo Nhà báo Phạm Gia Hiền, đề thi môn Ngữ Văn năm nay xứng đáng để dư luận cả nước phân tích, bàn tán suốt nhiều ngày. Ngoài ra, anh khẳng định, đề Văn kỳ thi THPT năm nay của Bộ GD&ĐT rất hay.\

Ngữ Văn là môn thi đầu tiên được hoàn thành trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Nhưng những tranh cãi xung quanh việc đề thi Ngữ Văn có hợp lý hay không thì vẫn chưa dừng lại.
Có nhiều ý kiến cho rằng đề thi môn Ngữ Văn năm nay là quá sức với học sinh TPHT. Không chỉ vậy, có một số quan điểm cũng cho rằng, phần 1 về "Đánh thức tiềm lực" và phần 2 về "Chiếc thuyền ngoài xa" trong đề thi Ngữ Văn lần này không ăn nhập gì với nhau. Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng, đề Văn năm nay rất hay, xứng đáng được dư luận bàn luận, phân tích. Một trong số đó là quan điểm của Nhà báo Phạm Gia Hiền. 
Theo Nhà báo Phạm Gia Hiền, việc gắn cấu tứ 2 phần tưởng như không liên quan đến nhau nhưng ngẫm kỹ lại chính là sự biền ngẫu của Thất vọng và Hy vọng. Và phần Làm Văn này, với thí sinh sẽ là một sự phân bổ cao, có sự sàng lọc rõ ràng. Nếu thí sinh muốn đạt điểm cao môn Ngữ Văn, chắc chắn không thể chỉ nhờ học thuộc những bài văn mẫu. Bài làm của các em, sẽ phản ánh không chỉ là tri thức, mà còn là nhân cách con người, nhận thức và sự quan tâm của các em tới xã hội.
Vì vậy, Nhà báo Phạm Gia Hiền khẳng định rằng, đề Văn như vậy rất xứng đáng để dư luận cả nước phân tích, bàn tán suốt nhiều ngày. Không chỉ vậy, anh cũng đánh giá rất cao đề thi Ngữ Văn năm nay của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Ngay sau khi đăng tải trên trang Facebook cá nhân, quan điểm của Nhà báo Phạm Gia Hiền đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của dư luận cùng nhiều quan điểm đồng thuận. Phóng viên Đời sống Plus đã có cuộc trò truyện với Nhà báo Phạm Gia Hiền về điều này.
- Thưa Nhà báo Phạm Gia Hiền, theo anh, giới hạn 200 chữ cho câu nghị luận xã hội có phải là quá ngắn?
Đây là cái ngưỡng mà người ra đề đưa ra để thí sinh không suy nghĩa quá rộng. Với một câu hỏi mở thì sẽ có rất nhiều cách duy diễn và hiểu vấn đề. Đây chỉ là câu hỏi 2 điểm, vậy việc giới hạn 200 chữ nó thể hiện sự khéo léo của người ra đề để học sinh không mất quá nhiều thời gian hoàn thành câu hỏi này.
Nó cũng giải thích cho việc nhiều người cho rằng đề này để làm thì cũng tốt nhưng nó bị dài quá. Khi nhìn lại sự giới hạn này thì tôi cho rằng nó là gợi ý tốt cho các bạn học sinh.
- Vậy theo anh, 120 phút liệu có đủ để hoàn thành bài thi gồm 6 câu hỏi?
Ở đây chúng ta phải nhìn tổng thể cả đề. Đề có tất cả 6 câu, trong đó 3 câu của phần Đọc – Hiểu là khá dễ và rõ ràng rồi. Với 4 câu hỏi ở phần Đọc - Hiểu các em sẽ mất tối đa khoảng 30 phút để hoàn thành. Còn phần Làm văn 7 điểm, câu 1 thì ng ra đề đã giới hạn số chữ là 200 chữ rồi thì thí sinh sẽ mất thêm khoảng 20 phút nữa. Vậy thì các thí sinh vẫn còn hơn nửa thời gia để làm câu 2 phần 2. Việc này cũng giải thích rõ hơn lý do vì sao người ra đề lại giới hạn câu 1 phần 2 trong 200 chữ. Đây là ý đồ của người ra để để hướng thí sinh dồn thời gian cũng như tư duy cho câu năm điểm ở phần hai.

đề thi môn Ngữ văn, Phạm Gia Hiền
Nhà báo Phạm Gia Hiền cho rằng 120 phút là đủ để hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

- Anh có đánh giá như nào về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn một đoạn thơ không có trong SGK để làm đề thi?
Tôi cũng xem rất nhiều lập luận của mọi người về việc bám SGK hay không bám SGK rồi. Chúng ta hãy liên tưởng rộng ra một chút. Thời kỳ khoa cử trước đây, khi mà các sĩ tử tham gia kỳ thi lều chõng, thi hương thi hội thì họ học gì? Họ học những kinh điển của Nho giáo từ Tứ thư, Ngũ kinh, Luận ngữ…
Họ bước vào trường thi và phải làm những đề thi mà họ chưa bao giờ được xem cả. Và nếu như ai đó biết đề thi theo kiểu “lộ đề” như bây giờ thì người đó sẽ bị chém đầu. Những đề thi mà thí sinh phải làm hoàn toàn là ngẫu nhiên. Thông thường đề thi sẽ là do Nhà vua nghĩ ra, hoặc là dùng chính đoạn thơ, văn của nhà vua để làm đề thi cho kỳ thi năm đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad